Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

 Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ 




.

Tích về hoàng tử Hyacinth và thần Apollo cũng như Zephyrus là một tích sặc mùi Hy Lạp cổ: lãng mạn. bi thương, gây sốc (so với đầu óc (văn minh?) của thế kỷ… 21).
chắc hẳn ai cũng đoán rằng Hy Lạp là một xã hội theo kiểu tình dục buông thả, với đầy rẫy những quý ông ăn chơi đàn đúm, và hình như quý ông nào cũng… “gay”. Bây giờ mà đi kể tích Apollo và Zephyrus cùng yêu một chàng hoàng tử, thể nào mọi người cũng sẽ kêu “Đất nước gì mà bậy bạ quá!“. 
Đầu tiên, Hyacinth (tên gọi khác: Hyakinthos) là ai? Theo sách của Apollodorus và Pausanias, cậu là con út của một vị vua xứ Sparta tên Amyclas; còn theo Lucian thì Hyacinth là con của nàng thơ Clio và một chàng trai tên Pierus. Cậu thiếu niên này rất đẹp, nên được cả hai vị thần là Apollo và Zephyrus (thần Gió Tây) yêu (có nhà thơ còn nói thêm rằng thần Gió Bắc Boreas cũng mê Hyacinth). Nhưng theo lệ hồi đó (sẽ bàn sau), không vị nam thần nào ‘dí súng trước ngực’ Hyacinth, bắt cậu phải “Chọn nhanh lên, mi yêu ta hay yêu tên kia?“. Thành thử Hyacinth cứ vậy mà nhởn nhơ, vừa ngắm Apollo vừa ve vãn Zephyrus.

Đây là môt chiếc đĩa từ thời thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, trong đĩa có hình Zephyrus (đang giương cánh), với Hyacinth.

Nhưng hình như sau này, cậu thích Apollo hơn, làm Zephyrus ghen tức đến phát điên.
Thế là Zephyrus tìm cách trả thù. Một hôm, Apollo và Hyacinth chơi trò ném dĩa. Canh lúc Apollo trổ tài, Zephyrus nổi gió điểu khiển chiếc dĩa (vốn nặng chịch) của Apollo, khiến nó đập trúng đầu Hyacinth. Thế là cậu thiếu niên bị chấn thương sọ não, lăn ra chết ngay tắp lự.

Tác phẩm “Cái chết của Hyacinth”, Alexander Kiselev, 1884. Chiếc đĩa bằng đồng đang nằm lăn lóc đưới đất. còn Apollo thì buồn thảm nhìn cậu thiếu niên của mình. Chẳng hiểu sao hai vị này lại cởi truồng chơi ném dĩa nhỉ? Lạnh chết! Thần Gió Tây Zephyrus đâu rồi? Gây án xong là chuồn thẳng ư?
 

Tác phẩm “Cái chết của Hyakinthos”, Jean Broc, 1801. Hyacinth trong tác phẩm này trông trẻ thật, chết vậy uổng quá, Apollo nhìn cũng rất đau xót. Theo quan niệm hồi xưa, người đẹp là người có ít lông (hình như thời nay cũng thế), nên dù Appollo mang tiếng làm người trưởng thành, các họa sĩ vẫn cho vị thần này một làn da mịn tăng như da em bé. Trái với tranh của Kiselev, chẳng có biểu tượng gì, tranh của Jean có cây đàn lia.

Apollo đau khổ quá, ôm xác Hyacinth khóc lóc thảm thiết. Nhưng vốn thuộc dạng hay day dứt, luyến tiếc, vị nam thần này muốn giữ lại một phần của người thương. Thấy máu của Hyacinth chảy xuống đất, Apollo làm phép cho máu của cậu biến thành hoa lan dạ hương (tên tiếng anh cũng là Hyacinth).

Tác phẩm “Cái chết của Hyacinth”, Giovanni Battista Tiepolo, 1752. Apollo (đội vòng nguyệt quế), khóc thương Hyacinth đang nằm chết. Cậu bé có cánh bên phải là ai đây? Zephyrus chăng? Sao bé xíu vậy? (và đây cũng chẳng phải Cupid vì không có cung tên). Nếu để ý, thì sẽ thấy hoa lan dạ hương đang mọc cạnh xác của chàng thiếu niên. Đoàn người bên phải chắc là vua cha Amyclas cùng các tùy tùng, đến khóc thương chàng hoàng tử út. Có điều, tại sao Tiepolo lại vẽ cây vợt và quả bóng nằm dưới đất thế kia? Ném đĩa chứ có phải tennis đâu.
 

Tác phẩm “Cái chết của Hyacinthos”, Merry Joseph Blondel, 1830. Apollo (đội vòng nguyệt quế), vừa ôm xác người yêu vừa ôm đầu tự trách mình, thê thảm quá. Bông hoa lan dạ hương cũng vừa nhú, ngay cạnh chiếc đĩa đồng.


Có ai tò mò muốn biết lan dạ hương nó thực sự trông ra sao không? Ảnh chụp đây. Hy vọng sau này mọi người nhìn thấy hoa sẽ nhớ tới tích.

Trong bản của nhà thơ Lucian, thì sau khi Hyacinth chết, Apollo buồn quá nên tìm Hermes kể khổ, nhờ vị thần lông bông này làm nhà tư vấn tâm lý. Hermes tư vấn thế này “Anh biết rõ rằng người trần sẽ phải chết, chẳng sớm thì muộn, vậy nên anh đau khổ mà làm gì?”. Rồi Apollo than tiếp “Chán quá, tình yêu của ta không bao giờ kết được trái. Daphne và Hyacinth là hai niềm đam mê lớn, nhưng nàng ghét ta đến mức biến thành cây, một loài cây còn đẹp hơn cả ta. Còn Hyacinth thì bị ta giết. Giờ ta chẳng còn gì ngoài hoa và lá.”
Đọc đến đây, chắc ai cũng nghĩ Apollo là một vị thần loạn giới tính, ăn chơi sa đọa. Nhưng sự thực không phải vậy.
Trong cuốn sách luận Erotes của nhà thơ/triết gia Hy Lạp cổ Lucian (thường được ghi là Pseudo-Lucian, vì tuy nhiều người tin rằng chính vị này viết ra sách, nhưng bằng chứng vẫn còn mập mờ, nên đề Pseudo-Lucian “giả-Lucian” cho nó chắc ăn), ông viết về cuộc tranh cãi của 3 người: Callicratidas, Charicles, và Theomnestus. Thực chất thì Callicratidas cãi với Charicles, còn Theomnestus đứng giữa nghe.
Họ cãi về chuyện gì? Callicratidas (Calli) thich đàn ông, phán rằng yêu như vậy mới là yêu; còn Charicles (Chari) thích đàn bà, phản đối cái kiểu yêu của Callicratidas. Theomnestus (Theom) thích hai giới, cho rằng cả Calli và Chari đều bị khùng.
Trong bài cãi nhau này, Lucian từ từ dẫn dắt cho ta thấy: xã hội Hy Lạp xưa ngả theo ý của Theom. Thời đó, người dân không gắn tên cho giới tính và không chia phe. Đối với họ, yêu “một phía” – tức yêu mỗi đàn ông (như Calli) hay mỗi đàn bà (như Chari) – là bất bình thường; còn Theom, yêu cả hai, mới đúng lệ. Bởi vậy, từ Zeus, Apollo, đến Hercules, Achilles… đều có nhân tình nam lẫn nữ. Apollo cũng vì thế mà phán rằng “Daphne và Hyacinth là hai niềm đam mê lớn”. Nếu Apollo chỉ nhắc tới một người thì cậu sẽ bị cho là kỳ cục.
Nhưng như vậy thì xã hội Hy Lạp bậy bạ nhỉ? Không hẳn. Lật lại luật pháp hồi đó, chúng ta sẽ thấy rằng các nam thiếu niên Hy Lạp được bảo vệ rất kỹ. Tất cả trường học lẫn phòng tập thể dục bị cấm không được mở cửa cho thiếu niên vào buổi sáng sớm và tối khuya (vì lúc này ngoài trời đen kịt, đường phố không an toàn, dễ xảy ra hành hung, hiếp dâm). Xâm phạm tình dục các nam thiếu niên là tội rất nặng, gần ngang ngửa tội giết người.
Tất cả các thiếu niên đều mang phận Eromenos, còn đàn ông trưởng thành có quan hệ với mấy cậu này là Erastes. Nhưng các Eromenos chọn Erastes cho mình, chứ Erastes không “nhảy bổ” vào bắt trai một cách thô lỗ được. Học giả Anacreon viết rất nhiều thơ, và đa số các bài thơ này là để khuyên bảo các thiếu niên phải sáng suốt khi chọn một nam nhân tình. Việc chọn lựa phải được bố mẹ chứng kiến, đồng ý, giống như một cuộc hôn nhân ngắn hạn (đến khi các cậu bé lớn lên thì họ không còn là Eromenos nữa, mà sẽ thành Erastes; lúc đó họ sẽ chuyển vai thành người đi “hỏi” các thiếu niên). Chuyện hỏi xin rất phức tạp và mất nhiều thì giờ, nhằm bảo đảm rằng các thiếu niên sẽ tìm được người phù hợp, không chỉ về mặt tình dục, mà còn về mặt học vấn. Erastes vừa là nhà tư vấn, người bảo vệ, người yêu, và thầy của các Eromenos.

Một chiếc cốc có hình vẽ diễn tả mối quan hệ giữa Erastes và Eromenos. Erastes cao lớn, có râu, ôm hôn Eromenos nhỏ nhắn theo kiểu âu yếm, bảo vệ. Chiếc cốc có niên đại khoảng 480 năm trước Công Nguyên, và hiện nằm tại bảo tàng Lourve.

Cũng vì thế, mà Apollo lẫn Zephyrus không “ép” Hyacinth. Thực tế thì không ai phù phép bắt Hyacinth phải theo mình, vì quyền chọn lựa nằm trong tay cậu thiếu niên này (thế mới thấy, đàn ông luôn có quyền hơn đàn bà, vì Daphne bị Apollo dí bán sống bán chết. Phụ nữ thường không được ý kiến ý cò, điều này cũng phản ánh qua tích).
Các Erastes phải luôn kiểm soát mình, tôn trọng mối quan hệ cao quý với Eromenos, không được lao vào dục vọng một cách sỗ sàng, không được làm đau các cậu bé hay làm các cậu cảm thấy khó chịu. Đàn ông trưởng thành của xã hội Hy Lạp cổ sẽ bị chế giễu nếu bản thân bị những thú vui tầm thường làm mất kiểm soát. Kiểu “tự kiểm điểm” này là tối quan trọng. Đối với dân Hy Lạp, việc Zephyrus giết Hyacinth là đáng lên án, không hẳn vì hành động “giết”, mà vì Zephyrus giận quá mất khôn.

Nhưng gì thì cũng có ngoại lệ, xin mời các bạn ngắm lại tác phẩm “Ganymede và con đại bàng”, với cảnh Zeus bắt cóc cậu thiếu niên Ganymede. Zeus mà là dân thường thì đã bị bắt bỏ tù. Hành động bắt cóc này bị người Hy Lạp xưa lên án dữ lắm. Của đáng tội, ai cũng biết Zeus không phải là một vị thần nghiêm túc hay có phẩm chất tốt. Theo tích thì sau khi bắt Ganymede lên thiên đàng, Zeus đem ngựa qúy, rồi đem vàng bạc châu báu đến tạ lỗi với bố đẻ của Ganymede. Ít ra nó cũng cho thấy rằng, ngay cả Zeus cũng hiểu được việc “ép” thiếu niên là sai.

Cũng vì thế, quân đội của Hy Lạp cổ cực kỳ mạnh. Từ hồi bé, các trẻ trai phải đến phòng thể dục, ngày đêm tập tành, học cách kiểm soát cơ thể một cách tốt nhất. Thể thao là môn học bắt buộc. Bé trai (thậm chí đàn ông trưởng thành) mà mập hay có bụng phệ là sẽ bị dè bỉu, vì bụng phệ đồng nghĩa với “ham ăn ham chơi”, và người mập là người bị các thú vui “tầm thường” lôi kéo. Phải nói rằng nam công dân của nước Hy Lạp cổ nghiêm khắc với bản thân và với cơ thể của mình hơn gấp 10 lần mấy nữ diễn viên Hollywood hiện nay, thành ra gần như ai nấy cũng khỏe mạnh, vạm vỡ. Để dẫn chứng, cuốn sách sử của Herodotus có đoạn như sau:
Trong cuộc chiến giữa phe Hy Lạp với phe Ba Tư (Persia), vị Vua Xerxes của Persia hỏi cố vấn quân đội Demaratus về tính khả thi của trận chiến. Demaratus khuyên rằng Xerxes không nên đánh, Xerxes bán tính bán nghi. Tụi Hy Lạp không có vua, không theo ai, chúng là một lũ hoạt động theo kiểu “tự do cá nhân”, trong khi Persia quyết theo vua, Xerxes phán gì thì nghe nấy, kêu đánh là đánh, làm sao thua được?
Nhưng Demaratus giải thích rằng, Hy Lạp có luật, và người dân trung thành với luật, quyết hy sinh chứ không lùi bước trước kẻ thù. Dân Hy Lạp không thể hiểu nổi tại sao dân Ba Tư có thể đi theo vua một cách thiếu suy nghĩ. Họ cho rằng, luật là do dân bầu (xứng đáng bảo vệ hơn vua – người không do ai… bầu). Niềm tự hào của một người đàn ông là biết kiểm soát mình nhằm bảo vệ luật, tránh phạm pháp,  biết tự giác hy sinh ‘cho đất nước’, chứ không phải ‘cho một cá nhân’ nào đó. “Tự giác”, “làm chủ bản thân”, “làm chủ cơ thể”  là các phẩm chất cao qúy đối với người Hy Lạp cổ. Xerxes không tin điều này, và cuối cùng thì thua thê thảm.
Bởi vậy, nên khi thấy tích kể rằng vị nam thần này quấn quýt một chàng trai kia, cũng đừng nên vội kết luận là dân Hy Lạp ăn chơi sa đọa, hay loạn giới tính. Xã hội Hy Lạp không hoàn hảo, cũng có lắm bất cập, nhưng không có nghĩa là nó “thiếu đạo đức”; vấn đề nằm ở chỗ: “đạo đức” của dân Hy Lạp xưa khác với “đạo đức” của chúng ta ngày nay.


St. 
Pha Lê

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Họa sỹ IRA TSANTEKIDOU - Nghệ thuật trang trí.


                                                  Họa sỹ IRA TSANTEKIDOU

                                                            Sinh 1 Tháng Sáu 1967

Lược trích một số tác phẩm trong bộ sưu tập của cô tại Hy Lạp, Pháp, Đức, Nga, Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Hồng Kông và Mỹ.

IRA đã trở nên rất nổi tiếng với những bức tranh đẹp, gợi cảm và dịu dàng của phụ nữ. Cô ấy có một KỸ THUẬT tuyệt vời để ĐƯA PHỤ NỮ đến với  CUỘC SỐNG TRÊN CANVAS, đôi khi hiển thị ký tự khiêu dâm nhưng rất tinh vi ... Cô nổi tiếng với kỹ năng đồ họa xuất sắc nhất là phương pháp duy nhất của bức tranh.

 thích gọi bức tranh của cô về phụ nữ "HÌNH ẢNH PHỤ NỮ - LA Femme Fatale
vì cô cảm thấy CHÚNG CHO PHỤ NỮ NHIỀU tâm trạng khác nhau ..




Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Kiera Malone - một chút khêu gợi


Malone là một họa sĩ người Pháp, ông đã khơi dậy đầy đủ  các cảm giác tuyệt vời pha trộn với một chút khêu gợi mà không quá lộ liễu, quá rõ ràng, những hình ảnh đầy gợi cảm, với các tư thế gợi ý tinh tế đầy tiềm năng để truyền tải một sự mong muốn hoặc một cảm giác chỉ là gợi ý trong cùng một nội dung.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Những bức tranh tôi yêu!

Bút pháp tuyệt vời, phóng khoáng, tràn đầy cảm xúc với nhiều phong cách khác nhau, khiến tôi không thể không chia sẻ với các bạn. 




Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Ai Đi Rồi Còn Gửi Lại Con Ngươi






Ai Đi Rồi Còn Gửi Lại Con Ngươi



sông đôi lúc gọi tôi về, ấm áp
dòng tóc nào chung thủy một mùi hương /.
thuở bé dại ghim mối tình gởi mẹ /.
ngắm nhìn cha như một vết thương /.

trái tim tôi : một dấu chấm than
thân thể tựa khối sầu quen chuyển, động /.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Not-so-handy Man You Married, Sex-Obsessed…



Hãy dạy con gái biết nói “Không”, biết yêu thương bản thân mình và biết không đánh mất bản thân mình vì một cậu con trai… trước khi con trưởng thành. 

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHẠC SỸ ĐĂNG KHÁNH tại “Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai” Concert

“Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai” Concert - 20. Jan.2013

Chương trình âm nhạc của hai nhạc sỹ Đăng Khánh và Hoàng Công Luận


Các nghệ sỹ Phương Hoa, Trần thu Hà, Đặng Thế Ngữ, Đăng Khánh....

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Konstantin Kacev




Konstantin Kacev  sinh
 năm 1967 tại Taschent (SSSR)   ông sống ở đây cho đến năm 1983.

Ông học trung học ở Skopje cho đến năm 1986, vào năm 1995 ông tốt nghiệp Khoa Mỹ thuật - Skopje về bảo tồn và phục hồi các bộ phận của bức tranh,

Trong nhiều năm ông đã làm việc tại Sở Văn hóa và Bảo tồn chuyên bảo vệ các di tích như một nghề tự do bảo quản tranh 
tường của Cộng hòa.


Từ năm 1999 ông đã tham gia nhiều triển lãm trên khắp Macedonia và một số triển lãm độc lập ở Paris và New York vào năm 2005.

Ông đã sống và làm việc tại Skopje, Cộng hòa Macedonia
.






Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Họa sĩ SERGE MARSHENNIKOV


Serge Marshennikov sinh ngày 30 tháng 5 năm 1971 tại Ufa, Bashkiria - USSR.
Ông sống và làm việc tại St. Petersburg.

Ảnh hưởng lớn nhất của Serge là Andrew Wyeth & Lucian Freud, và anh thích các tác phẩm của Jeremy Lipking.
Serge đã kết hôn và có một con gái 7 tuổi.



Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG




Cái cớ duy nhất để làm ra một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc.
Toàn bộ nghệ thuật là vô dụng.
OscarWilde (1854 – 1900)


Nguyễn Đình Đăng (sinh 1958) là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN). Ông là một trong số ít nhà khoa học có hai bằng tiến sĩ[1]. Ông còn là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005, là người nước ngoài đầu tiên được công nhận là hội viên chính thức trong lịch sử 41 năm từ khi thành lập của hội này)[2]. Ngoài ra, ông còn là tác giả nhiều bài viết, nhiều bài dịch từ tiếng Nga, Nhật, Anh, Pháp được đăng trên các báo như Talawas, Tia sáng, Người viễn xứ, Quân đội nhân dân, Lao động, Tạp chí mỹ thuật, Ngày nay, Vietnamnet, Sài Gòn tiếp thị



Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

TRANH CỦA PAUL S BROWN

Mời các bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn hảo của đấng tạo hóa qua các tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Paul S Brawn




Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

NHỚ CHỊ BỘI CHÂM, THỜI RƯỢU CHUI, CÁ TRỘM, VĂN CHUI .

Mình kể chuyện chị Bội Trâm làm vợ cho nhiều cô, bà nghe. Ai cũng cảm  phục tấm lòng của chị nhưng khi hỏi họ:  nếu rơi vào

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

MỘT NGÀY KHÔNG NHƯ MỌI NGÀY



           HÔM NGÀY MỒNG TÁM THÁNG BA
           CHỊ EM SỐT RUỘT ĐI RA ĐI VÀO.